Các Bước Thiết Kế Chiếu Sáng Phòng Học Tiêu Chuẩn

Chiếu sáng là yếu tố rất quan trọng trong môi trường phòng học, ảnh hưởng lớn đến thị lực, tập trung và hiệu quả học tập của học sinh. Vậy thiết kế chiếu sáng phòng học tiêu chuẩn cần đảm bảo những yếu tố gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

chiếu sáng phòng học fpt school hải phòng
Phòng học tiêu chuẩn theo thiết kế chiếu sáng

Bước 1: Xác định yêu cầu ánh sáng cho phòng học

Tuân thủ theo tiêu chuẩn ánh sáng trong phòng học của Bộ Y tế, theo đó mức chiếu sáng tối thiểu phải đạt cho bảng và bàn học. Ánh sáng cần đều, tránh chói lóa và không gây sấp bóng. Tùy theo cấp học mà có sự khác biệt về yêu cầu ánh sáng. Đối với cấp mầm non và tiểu học, ánh sáng cần vừa đủ, tránh quá sáng nhưng vẫn đảm bảo đủ để trẻ quan sát bảng và sách vở. Đặc biệt trẻ mầm non cần lượng ánh sáng vừa đủ để không ảnh hưởng tới sự phát triển giác mạc. Ở bậc trung học và đại học, do học sinh phải tập trung cao độ hơn nên yêu cầu về ánh sáng cũng cao hơn.Loại bóng đèn ảnh hưởng lớn tới chất lượng ánh sáng. Hiện nay đèn LED được khuyến cáo sử dụng trong phòng học nhờ loại ánh sáng trắng, ít bức xạ nhiệt và tiết kiệm điện hơn đèn huỳnh quang truyền thống.

Bên cạnh đó, đèn Led phải có tag ” flicker free” nhằm tránh việc nhấp nháy ảnh hưởng xấu tới mắt.Cách sử dụng ánh sáng nhân tạo kết hợp với ánh sáng tự nhiên cũng rất quan trọng. Các phòng học nên tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời vào ban ngày để tiết kiệm năng lượng, đồng thời tránh chiếu trực tiếp vào mắt học sinh gây chói lóa.Chúng ta ưu tiên bố trí các ô cửa, cửa sổ phù hợp để tối đa hóa ánh sáng tự nhiên nhưng không gây chói lóa. Có thể sử dụng rèm cửa, mành che để điều chỉnh ánh sáng.

Sau đây là những chi tiết và thông số cụ thể cần lưu ý:

  • Cường độ chiếu sáng tối thiểu: 300 lux cho bảng, 500 lux cho bàn học.
  • Ánh sáng phải đồng đều, không gây chói hay tạo bóng râm.
  • Hệ số chiếu sáng UGR < 19 để không gây chói lòa.
  • Sử dụng đèn LED có CRI > 80 để tái tạo màu sắc tốt.
  • Tránh hiện tượng nhấp nháy và tia lửa điện.
đảm bảo chiếu sáng phòng học
Phòng học đủ ánh sáng tạo hứng thú học tập

Tham khảo=> Tiêu Chuẩn Chiếu Sáng Phòng Học 2024

Bước 2: Tính toán hiệu suất chiếu sáng của phòng

Đây là bước quan trọng để nắm được toàn bộ thông tin về phòng học. Chức năng của phòng học cũng cần được tính tới. Ví dụ phòng âm nhạc/ mỹ thuật sẽ có yêu cầu ánh sáng vừa phải kết hợp ánh sáng trang trí. Còn phòng thí nghiệm sẽ cần ánh sáng tốt nhất để đảm bảo mọi hoạt động chính xác. Sau đây là các thông số được cân nhắc:

  • Xác định diện tích và chiều cao phòng học.
  • Xác định hệ số phản xạ trần, tường, sàn nhà.
  • Tính toán hệ số sử dụng, suy giảm quang thông đèn.
  • Lựa chọn loại đèn LED phù hợp dựa trên tính toán.
thiết bị đo ánh sáng chuyên dụng
Các công cụ đo ánh sáng chuyên dụng

Bước 3: Bố trí vị trí và lắp đặt đèn

Sau khi đã lên phương án chi tiết và tính toán ra vị trí cũng như thiết bị chi tiết, ta triển khai lắp đặt. Trong thực tế, đèn được sử dụng và điều khiển chính bởi người quản lý lớp học. Vì vậy, việc lắp đặt đường dây sao cho tối ưu và dễ dàng sử dụng nhất cho giáo viên luôn được lưu tâm. Chúng ta có thể tóm tắt việc lắp đặt dựa trên các ý chính:

  • Tránh đối xứng hoàn toàn để hạn chế chói.
  • Khoảng cách giữa các hàng đèn, các đèn với trần nhà cần hợp lý.
  • Độ cao treo đèn thích hợp để đạt hiệu suất cao nhất.
  • Bố trí công tắc điều khiển thuận tiện cho giáo viên.

Bước 4: Kiểm tra và hiệu chỉnh hệ thống sau lắp đặt

Cuối cùng, ta sẽ kiểm tra lại một lần cuối cùng hệ thống đèn trong thực tế. Kết hợp đo ánh sáng cả ban ngày và buổi tối, bố trí các lộ đèn phù hợp. Nếu phòng học có nhiều cửa sổ tận dụng ánh sáng tự nhiên, ta sẽ chia bớt đèn ra các công tắc. Việc này nhằm tối ưu năng lượng trong khi vẫn đảm bảo đủ ánh sáng phòng học.

  • Kiểm tra các thông số kỹ thuật: cường độ, độ đều, hệ số chói, CRI… bằng máy chuyên dụng
  • Đo đạc và điều chỉnh vị trí đèn đạt hiệu quả tối ưu.
  • Bổ sung thiết bị che chắn nếu cần để tránh chói, lóa.
  • Kiểm tra hệ thống điện và vận hành tổng thể trước khi bàn giao.
Ánh sáng phòng học tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng
Ánh sáng phòng học tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng

Như vậy, quy trình thiết kế chiếu sáng cho phòng học gồm 4 bước chính: xác định yêu cầu – tính toán thiết kế – lắp đặt đèn và công tắc – kiểm tra và hiệu chỉnh hệ thống.

Để đảm bảo chất lượng, các bước này cần được thực hiện một cách khoa học, chính xác dựa trên các tiêu chuẩn và nhu cầu thực tế của từng không gian phòng học. Hệ thống chiếu sáng tốt sẽ tạo môi trường ánh sáng lành mạnh, an toàn, giúp học sinh dễ tập trung và nâng cao hiệu quả học tập.

Kết luận

Để được tư vấn và thiết kế chiếu sáng phòng học chuyên nghiệp, Quý phụ huynh vui lòng liên hệ công ty TNHH Cuộc Sống Số. Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến hệ thống chiếu sáng phòng học đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho không gian học tập.
Địa chỉ: 333 Hồ Sen, Lê Chân, Hải Phòng
Hotline: 0936704466
Fanpage: https://www.facebook.com/DienThongMinhHP

Bài viết liên quan

Hướng Dẫn Kết Nối Và Sử Dụng Ổ Cắm Lumi Wifi Phiên Bản Mới

Ổ cắm Lumi Wifi là sản phẩm thông minh thế hệ mới, có thể kết...

Hướng Dẫn Lắp Đặt Công Tắc Lumi Và Những Lưu Ý Quan Trọng

Công tắc Lumi có cách thức lắp đặt đơn giản nhưng đòi hỏi các kỹ...

Hướng Dẫn Cách Khắc Phục Lỗi Công Tắc Lumi Mất Kết Nối

Công tắc Lumi có thể gặp lỗi mất kết nối trong một số trường hợp...

Nghiệm Thu Căn Hộ Thông Minh Smart Home Gồm Hạng Mục Gì?

Nghiệm thu căn hộ thông minh smart home đòi hỏi những yêu cầu cao để...

Giải Pháp Bảo Vệ Thiết Bị Nhà Thông Minh Trong Mưa Bão

Bão Yagi đi qua đã để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến...

Hướng Dẫn Sử Dụng Smarthome Tòa Lotus – Hoàng Huy Commerce

Smarthome Tòa Lotus tại Hoàng Huy Commerce đã bắt đầu đi vào hoạt động. Đây...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *