Smart home là ngôi nhà được lắp đặt các thiết bị hiện đại. Chúng ta có thể dễ dàng điều khiển ngôi nhà từ xa qua điện thoại hay giọng nói. Để có thể điều khiển từ xa như thế thì các thiết bị trong nhà phải được kết nối để có thể giao tiếp với nhau. Vậy thì các thiết bị smart home kết nối với nhau như thế nào? Cùng Cyberlife tìm hiểu nhé.
1. Giao thức kết nối
Để trả lời cho câu hỏi “Các thiết bị nhà thông minh kết nối với nhau như thế nào” thì đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu xem “giao thức kết nối” là gì.
Bên cạnh nền tảng nhà thông minh, trợ lý ảo hỗ trợ và chi phí triển khai nhà thông minh thì giao thức kết nối cũng là một phần quan trọng. Giao thức kết nối là ngôn ngữ các thiết bị nhà thông minh dùng để giao tiếp với nhau. Hiện nay trên thị trường có khoảng 10 chuẩn kết nối nhà thông minh. Thật khó để so sánh đâu là thứ tốt nhất. Về cơ bản có thể chia thành 2 loại kết nối: Kết nối có dây và kết nối không dây.
2. Công nghệ nhà thông minh có dây
Về công nghệ smart home kết nối có dây, có thể kể đến X10 và UPB. Các thiết bị sử dụng hệ thống điện trong nhà để giao tiếp. Công nghệ nhà thông minh có dây chắc chắn có thể đảm bảo kết nối cho các công trình lớn. Hệ thống đảm bảo tính nhanh và ổn định cho ngôi nhà. Hơn nữa hệ thống có dây còn có khả năng tải mạnh mẽ, chịu tải được nhiều thiết bị trong cùng một thời điểm.
Tuy nhiên để có thể lắp đặt hệ thống dây điện lớn như vậy, ta cần phải đục đẽo đường đi. Việc này có thể khá dễ với những công trình đang xây dựng. Nhưng đối với những ngôi nhà đã hoàn thiện rồi thì đây lại là một vấn đề khá lớn. Hơn nữa việc thi công lắp đặt cũng yêu cầu kĩ thuật rất cao, phải có chuyên môn và kinh nghiệm. Ngoài ra, chi phí cho hệ thống kết nối có dây khá lớn bởi giá thành cao
3. Công nghệ nhà thông minh không dây
Các hãng nhà thông minh Việt Nam đều chọn cho mình công nghệ smart home kết nối không dây. Nhà thông minh không dây giải quyết được tất cả các bất cập từ công nghệ điều khiển có dây. Đó là:
- Giá thành rẻ hơn, phù hợp với kinh tế người Việt.
- Lắp đặt dễ dàng, thương thích với mọi ngôi nhà dù xây mới hay đang sử dụng.
- Không can thiệp vào hệ thống điện, kiến trúc và nội thất đang có của ngôi nhà.
- Quản lý đơn giản, không phức tạp.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều giao thức kết nối không dây phổ biến như Zigbee, Z-Wave, Wifi, Bluetooth…
=> Đọc thêm: Các hãng nhà thông minh Việt Nam nổi bật
Zigbee
Hiện nay Zigbee là công nghệ được sử dụng rất rộng rãi trong ngành tự động hóa và điện thông minh. Zigbee là một giao thức mạng không dây xây dựng trên tiêu chuẩn IEE 802.15.4. Đây là một loại sóng có tần số ngắn được áp dụng rộng rãi trong việc truyền tín hiệu của nhà thông minh, thiết bị y tế.
Zigbee hỗ trợ kết nối mạng lưới. Mọi thao tác của bạn khi tương tác với các thiết bị sẽ ổn định hơn.
- Zigbee không tập trung quá nhiều vào các điểm kết nối
- Khả năng kết nối mạng của Zigbee có thể làm tăng phạm vi truyền dữ liệu và mang lại sự ổn định cao hơn
- Bảo mật bằng các khóa đối xứng 128bit
- Điểm nút của Zigbee cho phép bước nhảy không giới hạn giữa các thiết bị để truyền đạt dữ liệu với nhau. Zigbee sở hữu 65.000 điểm nút, khiến nó trở thành mạng lưới lớn để kết nối các thiết bị thông minh khác và hoạt động xuyên suốt trong quá trình vận hành.
- Sử dụng năng lượng hiệu quả. Zigbee giúp bạn sử dụng nguồn điện hiệu quả. Kiểm soát mọi hoạt động của thiết bị, làm giảm điện năng tiêu thụ mỗi tháng.
=> Đọc thêm: Lumi sử dụng công nghệ chuẩn Zigbee cho tất cả các thiết bị nhà thông minh
Z-Wave
Z-Wave là giao thức không dây hoạt động ở dải tần số vô tuyến (RF) 908.42MHz để điều khiển, giám sát, theo dõi thiết bị và ứng dụng trong nhà thông minh. Liên minh Z-Wave đã cho ra đời hơn 1000 loại thiết bị giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn.
- Z-Wave dễ lắp đặt và cài đặt mới cũng như nâng cấp thêm/bớt thiết bị
- Khả năng kết nối và mở rộng với hệ thống IoT trong nhà
- Phạm vi phủ sóng hạn chế
- Hỗ trợ hạn ché các nút, hỗ trợ khoảng 232 nút
Bluetooth
Bluetooth là sự trao đổi dữ liệu không dây tầm gần giữa các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, Bluetooth không phổ biến cho nhà thông minh bởi giới hạn phủ sóng ngắn và thường không dùng cho các thiết bị an ninh.
- Bluetooth tiêu thụ năng lượng và điện năng thấp
- Các thiết bị có khả năng tương thích cao
- Chỉ hỗ trợ tốc độ dữ liệu 1Mbps và 2Mbps
- Có khả năng bị đánh chặn và tấn công do truyền/nhận không dây
Wifi
Wifi là phương thức công nghệ không dây sử dung sóng vô tuyến để truyền dữ liệu, rất dễ cài đặt và sử dụng.
- Sử dụng tiện lợi, cho phép nhiều người dùng kết nối qua mạng
- Không yêu cầu trung tâm điều khiển.
- Có thể kết nối và điều khiển thiết bị trực tiếp
- Tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với các giao thức khác
- Có độ trễ nhất định
Giao thức kết nối nhà thông minh có nhiều loại, mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, công nghệ Zigbee có nhiều ưu điểm nội trội như giá thành rẻ, độ phủ sóng nhanh và rộng, có tính ổn định cao. Hiện nay, Lumi là hãng nhà thông minh Việt Nam đi đầu trong công nghệ kết nối không dây Zigbee, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
=> Đọc thêm: Trọn gói nhà thông minh Lumi dưới 20 triệu
4. Thông tin liên hệ
Dựa trên những thông tin Cyberlife đã đề cập trong bài viết, hy vọng khách hàng có thể chọn lựa được giải pháp phù hợp với nhu cầu của minh.
Cyberlife tự tin là đơn vị hàng đầu Hải Phòng giúp quý khách dễ dàng tiếp cận các sản phẩm, giải pháp nhà thông minh chính hãng và lắp đặt với giá thành hợp lý. Mọi chi tiết xin liên hệ:
Địa chỉ: Số 333 Hồ Sen, Lê Chân, Hải Phòng
Hotline: 09367.04466
Fanpage: Cyberlife – Nhà thông minh Hải Phòng Quảng Ninh
Website: www.nhathongminhhp.com
Pingback: Công nghệ mới cho thiết bị smart home
Pingback: Smart Home Devices: The Future of Home Automation
Pingback: Smart Home Devices: The Future of Home Automation - Điện Thông Minh Hải Phòng